Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

[Thứ tư 15/12/2010]



Top 10 sự kiện ICT 2010: thời hậu PCKỷ nguyên hậu PC có vẻ như đã bắt đầu với sự tăng trưởng nhanh chóng của các thiết bị di động không phải là PC có khả năng truy cập Internet.

Thật là liều lĩnh khi tuyên bố về các chết của PC vào một năm mà Windows 7 đem lại doanh số kỷ lục trong một quí cho Microsoft. Tuy nhiên, 10 sự kiện CNTT liệt kê dưới đây cho thấy PC đối với nhiều người trên khắp thế giới chỉ còn là một trong vài thiết bị được sử dụng để truy cập Internet, và số lượng các ứng dụng cho giải trí và kinh doanh các loại thiết bị truy cập Internet không phải PC đang tăng nhanh. 
Hàng tỷ thiết bị được kết nối Internet cũng làm tăng dữ liệu và vấn đề an toàn thông tin đối với thế giới có dây cũng như không dây. Kiến trúc sư trưởng phần mềm 
Ray Ozzie đã rời bỏ Microsoft vào tháng 10/2010 đã cảnh báo các đồng nghiệp (tại Microsoft) rằng người khổng lồ phần mềm máy tính phải chống chọi cho thời mới – kỷ nguyên hậu PC đã bắt đầu.
Những sự kiện hàng đầu của năm 2010 đầy biến động được IDG News Service chọn ra dưới đây không xếp theo trật tự quan trọng

Apple khởi xướng một xu hướng điện toán mới với iPad 

Khi Steve Jobs giới thiệu iPad vào cuối tháng Giêng, ông đã hỏi: “Liệu có còn chỗ cho nhóm các thiết bị thứ ba xen vào giữa MTXT và smartphone?” Thực tế đã trả lời là có. Tính đến tháng 10, lượng tiêu thụ máy tính bảng iPad đã đạt con số hơn 7 triệu chiếc. Sau khi mở ra kỷ nguyên máy tính cá nhân với chiếc Apple II, thay đổi ngành công nghiệp âm nhạc với iPod và thị trường ĐTDĐ với iPhone, Apple đã lại giúp tạo ra một nhóm sản phẩm khác nữa – máy tính bảng. Các hãng sản xuất máy tính lớn như Samsung, Toshiba, Acer và HP đã và đang tung ra các máy tính bảng của riêng họ, và Hội chợ triển lãm hàng điện tử tiêu dùng CES (Consumer Electronics Show) vào tháng Giêng tới đây sẽ xuất hiện cả loạt máy tính bảng. Gartner dự báo doanh số máy tính bảng trên toàn cầu sẽ đạt 54,8 triệu chiếc vào năm 2011, “xén” mất 10% lượng PC vào năm 2014.

Microsoft chạy đua bằng Windows Phone 7

Vào tháng 11, khi Microsoft bắt đầu bán 
Windows Phone 7, thị phần smartphone của công ty chỉ còn 2,8%. Dù không gặp khó khăn về tiền bạc, nhưng để giữ tốc độ phát triển hiện tại của mình, công ty cần tấn công mạnh vào thị trường ĐTDĐ. Doanh số ĐTDĐ toàn cầu riêng quí 4 đã đạt 417 triệu chiếc, so với dự báo 352 triệu PC cho cả năm, theo Gartner. Nhóm smartphone tăng trưởng mạnh, đã chiếm khoảng 20% số lượng ĐTDĐ, và ở những thị trường mới nổi hơn 90% những người từ 18 – 27 tuổi sử dụng ĐTDĐ của họ như là thiết bị chính để truy cập Internet. Windows Phone 7 khác biệt với các đối thủ HĐH di động khác qua việc phân loại các ứng dụng, dịch vụ và nội dung Web và quản lý chúng theo từng cụm, theo cách gọi của công ty là các Hub. Ngoài ra, việc tích hợp Office thực sự đáng quí đối với các chuyên gia. Nhưng cùng với doanh số bùng nổ của iPhone và các thiết bị Android, trong khi người dùng doanh nghiệp vẫn ưa thích RIM BlackBerry, Microsoft đang lâm vào một trận chiến đầy khó khăn.
Verizon ra mắt mạng LTE: 4G hay không, thì đó đã là thế hệ kế tiếp

Trong tháng này, hãng viễn thông Verizon Wireless ra mắt mạng tốc độ cao LTE (Long Term Evolution) tại 38 thành phố ở Mỹ. Các mạng không dây thế hệ kế tiếp trên toàn thế giới đã thành hiện thực. Verizon tuyên bố cung cấp mạng LTE đầu tiên khắp nước Mỹ nhưng đã gặp phải một đối thủ là nhà cung cấp MetroPCS – một nhà khai thác mạng khác ở Mỹ. Tháng trước, một số hãng khác như Vodafone ở Đức, Telenor và Tele2 ở Thụy Điển và NTT DoCoMo ở Nhật Bản đã công bố giá cho các dịch vụ LTE. Trong lúc đó, Liên minh viễn thông quốc tế ITU đã tuyên bố rằng chỉ những công nghệ sau đạt chuẩn 4G: phiên bản sắp tới của LTE, được gọi là LTE-Advanced; và thế hệ kế tiếp của WiMax, được biết đến như IEEE 802.16m hay WirelessMAN-Advanced. Thực tế cho đến thời điểm này, thiết bị và dịch vụ của những chuẩn này hiện vẫn chưa được thương mại hóa.

HP sa thải Hurd: vở diễn các CEO nối tiếp nhau bị thay thế

HP gây sốc thế giới IT vào đầu tháng 8 với thông báo Chủ tịch và CEO Mark Hurd từ chức, sau vụ điều tra về cáo buộc rằng ông đã quấy rối tình dục một nhà thầu cũ của công ty. Hurd không vi phạm chính sách liên quan đến quấy rối tình dục của HP, nhưng ông đã vi phạm các tiêu chuẩn quản lý kinh doanh trong những tài liệu báo cáo tài chính của mình (báo cáo các chi phí phát sinh đáng nghi vấn trong khi làm việc với nhà thầu nữ). Hurd đã chèo lái HP sau khi ban lãnh đạo sa thải bà Carly Fiorina vào năm 2005 vì bà này không phát huy được lợi thế của công ty sau vụ thôn tính Compaq. Hurd đã lãnh đạo HP đánh bại IBM để trở thành công ty IT lớn nhất thế giới. Hurd đem lại những kết quả ấn tượng nhưng những phương pháp cắt giảm chi phí của ông cũng tạo nên nhiều kẻ thù. Để thay thế Hurd, HP tuyển 
Leo Apotheker – cựu CEO của SAP đã buộc phải ra đi hồi tháng 2 sau khi nhà cung cấp giải pháp ERP này sai lầm trong quá trình chuyển sang công nghệ đám mây. Nhưng những người ủng hộ nói Apotheker là một lựa chọn tốt để lãnh đạo HP khi công ty tăng cường mảng phần mềm nhằm cung cấp trọn gói các dịch vụ cần thiết để vượt các đối thủ như Oracle, IBM, và Dell.
Google tại Trung Quốc: quyền lực Internet “đụng độ” quyền lực địa chính trị
Câu chuyện của Google tại Trung Quốc trong năm nay cho thấy những gì có thể xảy ra khi quyền lực vô biên của Internet “đụng độ” quan điểm không thể lay chuyển của một bộ máy chính quyền. Vào hồi tháng Giêng, Google công khai rằng “cuộc tấn công hết sức tinh vi và có mục tiêu” trên hạ tầng mạng của họ xuất phát từ Trung Quốc và có thể liên quan đến các nhân viên, dẫn đến một số tài sản trí tuệ của công ty đã bị đánh cắp. Chính phủ Trung Quốc trước đó yêu cầu kiểm duyệt các kết quả tìm kiếm của Google. Google cho biết cuộc tấn công diễn ra trong tháng 12/2009, vào các máy chủ của mình có mục tiêu là các tài khoản Gmail của một số người Trung Quốc. Vào tháng 3, Google bắt đầu tự động chuyển lưu lượng Internet từ trang Google.cn ở Trung Quốc sang trang Web đặt tại Hồng Kông của họ để cung cấp các kết quả tìm kiếm bị kiểm duyệt. Việc này khiến chính quyền Trung Quốc giận dữ và việc xin phép hoạt động trở lại của công ty gần như là không thể. Để vượt qua “ải” này, thay vì tự động chuyển đến máy chủ ở Hồng Kông, Google quyết định chuyển khách viếng thăm đến một trang tạm với những dịch vụ hạn chế, tại đó người dùng có thể chọn để nhấp chuột vào một đường dẫn tới trang đặt trên máy chủ tại Hồng Kông. Thỏa hiệp dẫn tới việc phục hồi cấp phép hoạt động của Google tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, các quyền sở hữu trí tuệ và trận chiến truy cập dữ liệu vẫn tiếp tục là những quan hệ đáng ngại giữa các công ty phương Tây và chính quyền Trung Quốc.
Stuxnet: các hệ thống công nghiệp bị sâu máy tính tấn công

Nhiều năm nay, các chuyên gia bảo mật đã cảnh báo rằng các hệ thống công nghiệp có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi một cuộc tấn công trên mạng máy tính. Cuối cùng thì điều đó đã xảy ra trong năm nay, với việc phát hiện loại sâu (worm) đầu tiên tấn công các hệ thống công nghiệp trên diện rộng. Stuxnet ban đầu trông có vẻ như được tạo ra để đánh cắp các bí mật công nghiệp. Nhưng vào tháng 9 các nhà nghiên cứu nói rằng loại sâu này có lẽ được tạo ra để phá hoại chương trình hạt nhân của Iran. Một chuyên gia lưu ý Stuxnet dò tìm các thiết lập trên các hệ thống Siemens đối với các thiết bị PLC (Programmable Logic Controller - Bộ điều khiển logic lập trình được). Ông này cho biết Stuxnet có lẽ nhắm vào lò phản ứng hạt nhân tại thành phố Bushehr miền tây nam Iran. Cuối tháng 10, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad 
thừa nhận rằng Stuxnet đã gây ra vấn đề cho một số máy li tâm dùng để làm giàu uranium của nước này. Thành công của Stuxnet cho thấy sâu đầu tiên nhắm tới các hệ thống công nghiệp chưa phải là sâu cuối cùng.
Các quốc gia phối hợp phá vỡ nhóm tội phạm khai thác 
botnet Zeus

Trong suốt những ngày cuối tháng 9, chính quyền các quốc gia Anh, Mỹ và Ukraine đã bắt hơn 100 người liên quan đến nhóm tội phạm khai thác mạng máy tính ma (botnet) Zeus. Chương trình Trojan Zeus theo dõi thao tác bàn phím để đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng trực tuyến của người dùng. Thông tin từ cảnh sát cho biết, nhóm tội phạm đã sử dụng Trojan để chiếm đoạt hơn 200 triệu đô la Mỹ. Những kẻ bị bắt ở Ukraine được cho là đầu não kỹ thuật đứng đằng sau băng nhóm tội phạm. Những kẻ bị bắt ở Mỹ và Anh được giao nhiệm vụ tạo ra các tài khoản ngân hàng với hộ chiếu giả mạo dưới những cái tên giả để nhận tiền chuyển từ các tài khoản của các nạn nhân. Vụ bắt giữ cho thấy sự phối hợp của cảnh sát quốc tế là cần thiết để tấn công các băng đảng quốc tế của những kẻ bất lương hoạt động trực tuyến. Sau đó, vào tháng 10, cảnh sát Hà Lan cùng các chuyên gia bảo mật và chính quyền Armenia phối hợp vây bắt phá vỡ một băng đảng điều hành botnet Bredolab, một ổ phát tán thư rác vào loại lớn.

Google Street View gây tranh cãi quyền riêng tư

Vào tháng 5, Google thừa nhận rằng công ty đã tình cờ ghi lại dữ liệu Web từ những mạng Wi-Fi mở. Dữ liệu được truyền phát bởi đội xe Street View của Google khi chúng chụp ảnh trên các đường phố để dùng cho những dịch vụ như Google Maps. Đội xe Street View được cho là đã ghi lại các tên mạng Wi-Fi (SSID), địa chỉ MAC, nhưng ngoài ra còn kết thúc bằng việc ghi lại e-mail và các trang Web người dùng ghé thăm. Sự thú nhận này gây nên làn sóng phẫn nộ tại Mỹ và các quốc gia ở châu Âu và châu Á. Các vụ kiện xâm phạm quyền riêng tư đã được đệ trình lên các cấp có thẩm quyền tại thủ đô Washington và các bang California, Oregon, Illinois, Massachusetts và Pennsylvania của Mỹ. Các cuộc điều tra cũng được chính quyền các nước Mỹ, Pháp, Đức, Anh và Italy tiến hành. Vụ việc ồn ào khiến Google trì hoãn ra mắt các dịch vụ Street View ở một số thành phố. Với sự xâm phạm bí mật riêng tư và dữ liệu online của những người khổng lồ trực tuyến khác, như Facebook, các nhà chức trách cũng như cộng đồng mạng đang để mắt theo dõi những bước tiếp theo của những kẻ quyền thế Internet.

Trung Quốc giành vương miện siêu máy tính

Hồi cuối tháng 10 Trung Quốc công bố siêu máy tính kết hợp hàng nghìn chip đồ họa và năng lực hoàn thành 2,5 triệu tỷ phép toán dấu phẩy động trên 1 giây (2,5 petaflops). Giữa tháng 11, danh sách Top500 các siêu máy tính đã chính thức tôn vinh hệ thống 
Tianhe-1A của Trung Quốc lên hàng đầu bảng. Vị trí thứ 2 thuộc về hệ thống Jaguar đặt tại Trung tâm điện toán Oak Ridge của Bộ năng lượng Mỹ. Siêu máy tính Jaguar hoàn thành được 1,75 petaflops. Cuộc đua cấp độ mới của các siêu máy tính vẫn tiếp tục, với việc Trung Quốc tuyên bố tới năm 2015 nước này sẽ chế tạo ít nhất một hệ thống có năng lực từ 50 tới 100 petaflops, và trong khoảng thời gian 2016 – 2020 sẽ chế tạo ra hệ thống tính toán đạt mức exaflops (1 exaflops = 1.000 petaflops). Mỹ đã có những bước đi ban đầu tài trợ hệ thống exaflops nhưng chưa dành ra mức kinh phí cụ thể để xúc tiến công việc.
Lĩnh vực công nghệ hồi phục

Sau khi có được khởi đầu tốt cho năm nay, hầu hết các cổ phiếu công nghệ sụt giá vào quí 3 khi nỗi lo sợ một cuộc suy thoái kép làm nản lòng tin của các nhà đầu tư. Nhưng các báo cho thấy các công ty IT có kết quả kinh doanh rất tốt. Các công ty IT Mỹ bắt đầu dẫn dắt thị trường sau kỳ nghỉ lễ 1/5 cho tới đầu tháng 9. Ví dụ, Apple và Intel báo cáo mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục, trong khi Microsoft công bố doanh số bán hàng cao nhất đối với quí tài chính đầu tiên của mình. Tới tháng 11, các cổ phiếu công nghệ tăng trở lại như 2 năm trước đây, khi Phố Wall bị tơi tả theo sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brother. Thị trường sáp nhập sôi động, các công ty giàu có bắt đầu chi tiền mở rộng danh mục đầu tư của họ vào mảng dịch vụ. Nhiều tỷ đô la Mỹ được chi cho các thương vụ: 
Intel mua lại McAfee với giá 7,68 tỷ; HP bỏ ra 1,5 tỷ để thâu tóm hãng bảo mật ArcSight và 2,35 tỷ để sở hữu 3Par; và IBM chi 1,7 tỷ mua lại công ty phân tích dữ liệu Netezza. Câu hỏi bây giờ là liệu thị trường việc làm có sẽ được cải thiệu đủ để thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu cho IT trở lại mức trước thời kỳ suy thoái.
IGWorld (theo PCW VN/ IDG News Service)--------------o0o---------------
Apple “mở cửa” để người dùng bẻ khóa iPhone?Có vẻ như Apple đã nghĩ lại và quyết định cho phép người dùng bẻ khóa (jailbreak) điện thoại iPhone. “Quả táo” đã vô hiệu hóa chức năng dò tìm thiết bị jailbreak (API) trên phiên bản hệ điều hành iOS 4.2.


Điều này có nghĩa Apple sẽ không thể kiểm tra liệu chiếc điện thoại đang cài đặt phiên bản mới của iPhone OS có phải là thiết bị đã bị bẻ khóa hay không. Sau một thời gian kịch liệt phản đối nạn bẻ khóa trên các thế hệ điện thoại của mình, giới công nghệ đồn đoán Apple cũng phải “chùn bước” khi chính phủ Mỹ “bật đèn xanh” cho các hành động jailbreak.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Apple chưa khẳng định về việc gỡ bỏ tạm thời hay hoàn toàn tính năng API trên hệ điều hành của mình. Rất có thể Apple đang tiến hành nâng cấp “tường rào” của mình.
IGWorld (theo Dân trí/ TechRadar)
--------------o0o---------------

Smartphone chạy Intel Medfield sẽ ra mắt vào nửa cuối năm 2011

Trong khi ở mảng tablet khá rầm rộ với việc sắp cho ra mắt những tablet đầu tiên chạy nền tảng chip Atom. Thì ngược lại ở mảng smartphone, Intel lại khá chậm chạp khi hãng vừa thông báo là smartphone sử dụng Medfield chỉ có mặt sớm nhất là vào quý 3 năm 2011.

Medfield là một nền tảng SoC (System-on-Chip) của Intel dành cho các thiết bị smartphones. Được thiết kế với công nghệ 32nm, Medfield hứa hẹn sẽ mang đến sức mạnh xử lý vượt trội cho các smartphone cũng như thời gian sử dụng và khả năng tiết kiệm điện tối ưu.
Tuy nhiên, Medfield sẽ gặp một đối thủ cạnh tranh khá khó chịu đến từ Texas Instrument - chip TI OMAP4440 dual-core 1.5GHz - dự kiến cũng ra mắt cùng thời điểm với Medfield.
--------------o0o---------------

Toshiba giới thiệu ổ HDD và SDD cho doanh nghiệp

Theo kế hoạch thì trong năm tới Toshiba sẽ mở rộng giải pháp lưu trữ cho các doanh nghiệp với việc cho ra mắt các ổ SSD với kích thước 2,5 inh thuộc dòng MKx001GRZB và các ổ HDD với kích thước 3,5 inh thuộc dòng MKx002TSKB.


MK2001TRKB-HDD và MK4001GRZB-SDD
Với ổ SSD thuộc dòng MKx001GRZB sẽ được trang bị chip nhớ SLC (single-level cell) NAND Flash với công nghệ 32 nm, sử dụng giao tiếp SAS 6,0 Gbps, cung cấp tốc độ đọc và ghi tương ứng lên đến 510 MB/s và 230 MB/s, có tốc độ đọc/ghi ngẫu nhiên (IOPS) tương ứng là 90.000/17.000, và sẽ có sẵn với các mức dung lượng lưu trữ là 100 GB, 200 GB, 400 GB. Ba ổ đĩa trên sẽ có hàng mẫu trong quý 1/2011 và chính thức sản xuất hàng loạt trong nửa đầu năm 2011.

MK x001GRZB SSD
Các ổ HDD dòng dòng MKx002TSKB sẽ đến với các mức dung lượng 1 TB và 2 TB, tích hợp công nghệ RV (Rotational Vibration) giúp giảm ồn tối đa, tốc độ đọc 7200 rpm, sử dụng giao tiếp SAS 6,0 Gbps/SATA 3.0 Gbps, âm thanh phát ra ở mức khoảng 30 dBA, và bộ nhớ đệm 16 MB/64 MB. Các ổ HDD sẽ bắt đầu sản xuất trong quý 1/2011.
Theo: Hitechreview
--------------o0o---------------

Intel công bố nền tảng mới mang tên Moorestown

Intel, công ty sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới, đã công bố nền tảng mới của hãng này mang tên Moorestown, hứa hẹn sẽ tiêu thụ điện thấp hơn, chi phí rẻ hơn và kích cỡ nhỏ hơn để đáp ứng tốt hơn thị trường smartphone và các thiết bị di động.


Ảnh: Reuters.

Nền tảng Moorestown kết hợp bộ xử lý Atom thế hệ tiếp theo (thuộc dòng Z6xx) của Intel cùng chipset mới Platform Controller Hub (PCH) MP20 để tạo nên mộthệ thống trên vi mạch đơn (SoC).
Anand Chandrasekher, Tổng giám đốc Ultra Mobility Group thuộc Intel nói trong tuyên bố ra ngày 5/5: "Intel đã cung cấp sản phẩm đầu tiên giúp mở ra cánh cửa bước vào phân khúc thị trường smartphone."
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Intel đang đặt mục tiêu giành một chỗ đứng trong thị trường không dây, qua đó tái hiện những gì đã đạt được trong phân khúc netbook mà họ đang thống trị hoàn toàn.
Intel khẳng định nền tảng mới này sẽ nhắm đến một loạt thiết bị điện toán, gồm smartphone cao cấp, máy tính bảng và các sản phẩm cầm tay khác.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định gã khổng lồ này sẽ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt với Nvidia Corp, Marvell và Qualcomm Inc, hãng đang hướng tới mục tiêu cung cấp các bộ xử lý rẻ hơn và tiệu thụ điện thấp hơn dựa trên các thiết kế của ARM Holdings.
Theo Vietnam+
--------------o0o---------------
FPT, VNG và VTC quần nhau trong cuộc chiến... "cua bò"Với việc đồng thời chọn phát hành các MMORPG dạng side-scrolling năm 2011, 3 ông lớn làng GO Việt sắp bắt đầu mặt trận hoàn toàn mới.

Như đã biết, mặc dù hiện tại mới là những ngày đầu tháng 12/2010, thế nhưng danh tính những tựa game sắp được các NPH lớn rinh về Việt Nam năm 2011 đã được bật mí khá nhiều. Chúng vô hình chung cho chúng ta thấy một mặt trận cực kỳ ác liệt, mang tính chất "đánh vỗ mặt" không khác gì năm 2009 khi bộ 3 Atlan - Độc Bá - GE gây sốt toàn thị trường.

Trong đó, bất ngờ lớn nhất có lẽ là việc cả FPT Online, VNG lẫn VTC Game đều nắm trọn trong tay các quân bài MMORPG 3D dạng màn hình ngang (side-scrolling). Danh tính của 3 sản phẩm ấy không gì khác, chính là Dragonica(FPT), Dungeon Heroes (VTC) và Elsword (VNG). Với sự kiện này, cuộc chiến "cua bò" đã chính thức được khai mào ngay từ lúc này.
Vì sao chọn side-scrolling?
Khỏi phải nhắc lại, bất kỳ gamer nào chăm theo dõi tình hình thị trường GO cũng biết rằng mảnh đất "màn hình ngang" không thành công tại Việt Nam nhiều năm nay. Chẳng nói đâu xa, thất bại chóng vánh của Ghost và việc đóng cửaMaple Story mới đây là minh chứng rõ ràng nhất. Ngay cả Tinh Võ (World of Fighter) của VNG kể từ khi ra đời đến nay đã được nửa năm nhưng gần như bặt vô âm tín.

Thất bại của Maple Story, Ghost là thử thách lớn cho thể loại side-scrolling.
Vậy thì tại sao cả 3 "ông lớn" (chỉ trừ có Asiasoft là đủ tứ trụ) lại đồng loạt gửi gắm kỳ vọng vào thể loại này, phải chăng họ không sợ dẫm lên vết xe đổ? Đây là câu hỏi khá thông minh và cũng chẳng kém phần hóc búa.
Rõ ràng, khó có thể hiểu được chính xác những gì mà "team săn game" tại FPT, VTC và VNG suy nghĩ. Dường như sự bão hòa của thị trường MMORPG theo dạng truyền thống (camera 45 độ hoặc 360 độ) khiến họ lựa chọn loạt sản phẩm nhẹ nhàng, dễ chơi để khai thác khách hàng dễ hơn.
Dĩ nhiên, hiện tại các MMORPG 3D còn khá thiếu thốn tại Việt Nam, nhưng nên nhớ rằng chỉ ngay sau khi "giai đoạn bế tắc" qua đi, một loạt các ứng viên loại này sẽ cập bến dải đất hình chữ S. Đếm sơ sơ chúng ta đã có thể nêu lên được 4, 5 cái tên như VLTK 3, DragonBall Online, Loong Online, TLHK, Xích Bích Online (phát hành lại)...
Khi đó, nếu cứ tiếp tục tấn công vào mảng thị trường này sẽ chẳng có ích lợi gì cho NPH, vì thế họ nghĩ tới loạt MMO đơn giản, giàu màu sắc và hợp với gamer ưa game đơn giản nhưng vẫn đậm chất hành động cũng là điều quá dễ hiểu. Nói cách khác, cuộc chiến "side-scrolling" sẽ ẩn phía sau cuộc đua tài giữa loạt MMORPG 3D nặng nề.

Làn sóng MMORPG 3D nặng nề tràn về sẽ khiến thị trường này bão hòa.
Hơn nữa, nên nhớ rằng cả Dragonica, Dungeon Heroes và Elsword đều sở hữu đồ họa 3D, chỉ có điều góc quay camera mặc định theo kiểu màn hình ngang mà thôi, vì thế chúng sẽ không lo vấp vào vũng bùn thất bại của series 2D, 2.5D năm 2010 sắp kết thúc.
Kẻ tám lạng, người nửa cân
Xét về mặt danh tiếng, rõ ràng Dragonica đang vượt trội hơn so với Dungeon Heroes và Elsword. Cha đẻ là NCSoft và được giới truyền thông đánh bóng tên tuổi suốt năm 2009, cũng không khó hiểu khi quân bài trong tay FPT Online ăn một điểm cộng so với 2 đối thủ còn lại. Còn về gameplay, khó có thể so sánh được gì lúc này nhưng mức độ xuất sắc của Dragonica thì đã là điều được khẳng định.

Dragonica nổi trội về cả danh tiếng lẫn gameplay.
Nhưng không vì thế mà trận chiến "cua bò" ngã ngũ, nên nhớ rằng hồi tháng 05 vừa qua, VNG từng mở cửa cho gamer test thử Elsword, chứng tỏ hãng đã thu thập được khá nhiều kinh nghiệm và sự thăm dò thị trường rất tốt rồi mới chọn MMO này.
Hơn nữa, sự chuẩn bị từ giữa năm là một quãng thời gian không nhỏ, theo một số nguồn tin thì Elsword sẽ ra mắt ngay giữa quý 1/2011 (có lẽ là sớm nhất) nên sẽ khai thác được khách hàng đầu tiên.



Elsword ăn điểm nhờ tính hành động cao và đã được test sơ bộ.
Vậy còn Dungeon Heroes của VTC Game? Dĩ nhiên nó cũng không dễ dàng chịu thua, thế mạnh của ứng viên này là phong cách đồ họa tỷ lệ thực chứ không đi theo dạng ngộ nghĩnh (cả Dragonica và Elsword đều thiết kế nhân vật theo hướng manga).
Phải biết rằng sở thích của gamer Việt dù sao vẫn thích kiểu này, ngoài ra, xuất xứ từ Trung Quốc nên chắc chắn nó sẽ có những tính năng "quan trọng" như auto, thứ không thể thiếu nếu MMO muốn tồn tại ở dải đất hình chữ S. Đó là chưa kể tới việc được phát triển dựa trên engine Unreal 3 hàng khủng.

Thiết kế nhân vật tỷ lệ thực là lợi thế của Dungeon Heroes.
Ai sẽ thắng?
Các quân bài đều đã lật ngửa, không còn gì phải giấu diếm và có lẽ 3 NPH cũng đã chuẩn bị xong chiến lược cạnh tranh đầu năm 2011. Vấn đề là ai sẽ thắng trong cuộc đua side-scrolling hay rốt cuộc sẽ chẳng ai nở nụ cười như trường hợp của Atlan - Độc Bá và GE năm 2009? Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là chiến dịch sẽ bắt đầu, chúng ta hãy cùng chờ xem.a
Kevin (theo GameK

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét